Hoạt động khoa học

Đề tài - Dự án

Dự án "Trưng bày di tích, di vật dưới tầng hầm Nhà Quốc hội" VASS
11/01/2025
Nội dung chính của Dự án Trưng bày là nghiên cứu xây dựng nội dung khoa học, ý tưởng trưng bày, tổ chức thiết kế, thi công trưng bày một số loại hình di tích, di vật tiêu biểu, đặc sắc phát hiện được tại chính khu vực xây dựng nền Nhà Quốc hội ở dưới tầng hầm Nhà Quốc hội, phản ánh trung thực, khách quan những khám phá quan trọng của khảo cổ học dưới lòng đất khu vực xây dựng Nhà Quốc hội năm 2008-2009.

Điều tra khai quật

Khai quật di chỉ gốm Gò Cây Me (Bình Định) năm 2018
Khai quật di chỉ gốm Gò Cây Me (Bình Định) năm 2018
04/02/2020
Những phát hiện từ cuộc khai quật khảo cổ tại di chỉ Gò Cây Me (xã Nhơn Mỹ, TX An Nhơn) do Viện Nghiên cứu Kinh thành (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) phối hợp Bảo tàng Tổng hợp Bình Ðịnh tổ chức, đã giúp các nhà khoa học có thêm nhiều cứ liệu mới về gốm cổ Champa Bình Ðịnh.

Tọa đàm - Hội thảo khoa học

Hà Nội ngàn năm vang vọng: Giải mã bí ẩn kiến trúc điện Kính Thiên (QDND.VN)
Hà Nội ngàn năm vang vọng: Giải mã bí ẩn kiến trúc điện Kính Thiên (QDND.VN)
17/12/2024
Ký ức vàng son của điện Kính Thiên còn lại trên mặt đất ngày nay là thềm bậc đá chạm rồng đã trở thành bảo vật quốc gia. Theo sử sách, điện Kính Thiên là nơi các vị vua thiết triều, nằm chính giữa trung tâm Cấm thành của Kinh đô Thăng Long thời Lê sơ. Tòa điện này được vua Lê Thái Tổ cho xây dựng năm 1428 và được sửa chữa, xây dựng lại vào các năm 1465, 1467. Triều Mạc (1527-1592) và triều Lê Trung hưng (1593-1789), điện Kính Thiên được tiếp tục sử dụng làm nơi thiết triều. Năm 1816, vua Gia Long cho xây dựng cung điện mới tên Long Thiên tại nền điện Kính Thiên. Năm 1886, điện Long Thiên bị phá hủy để xây tòa nhà của quân đội Pháp.

Trao đổi - Hợp tác

Chiêm ngưỡng điện Kính Thiên mang vẻ đẹp tráng lệ đầy uy quyền (dantri.com.vn)
Chiêm ngưỡng điện Kính Thiên mang vẻ đẹp tráng lệ đầy uy quyền (dantri.com.vn)
17/12/2024
Dựa trên nguồn tư liệu tin cậy về khảo cổ học, kết quả nghiên cứu so sánh với kiến trúc cung điện cổ Đông Á, các nhà khoa học Viện nghiên cứu Kinh thành, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam từng bước nghiên cứu giải mã hệ thống khung giá đỡ, hình thái bộ mái, các loại ngói lợp mái, mặt bằng nền móng và tiến hành phục dựng 3D hình thái kiến trúc điện Kính Thiên thời Lê sơ.  

Tin tức - Sự kiện

Hà Nội ngàn năm vang vọng: Giải mã bí ẩn kiến trúc điện Kính Thiên (QDND.VN)
Hà Nội ngàn năm vang vọng: Giải mã bí ẩn kiến trúc điện Kính Thiên (QDND.VN)
17/12/2024
Ký ức vàng son của điện Kính Thiên còn lại trên mặt đất ngày nay là thềm bậc đá chạm rồng đã trở thành bảo vật quốc gia. Theo sử sách, điện Kính Thiên là nơi các vị vua thiết triều, nằm chính giữa trung tâm Cấm thành của Kinh đô Thăng Long thời Lê sơ. Tòa điện này được vua Lê Thái Tổ cho xây dựng năm 1428 và được sửa chữa, xây dựng lại vào các năm 1465, 1467. Triều Mạc (1527-1592) và triều Lê Trung hưng (1593-1789), điện Kính Thiên được tiếp tục sử dụng làm nơi thiết triều. Năm 1816, vua Gia Long cho xây dựng cung điện mới tên Long Thiên tại nền điện Kính Thiên. Năm 1886, điện Long Thiên bị phá hủy để xây tòa nhà của quân đội Pháp.

Hoạt động
bảo tồn - bảo tàng

Một trong những định hướng phát triển của Viện Nghiên cứu Kinh thành là kết hợp nghiên cứu khoa học cơ bản với nghiên cứu bảo tồn, bảo tàng và nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ vào công tác bảo tồn, bảo tàng, trưng bày quảng bá giá trị di sản văn hóa dân tộc, nghiên cứu phục dựng di vật và hình thái kiến trúc cổ Việt Nam bằng công nghệ hiện đại. Đồng thời, Viện cũng thực hiện công tác tư vấn, lập và thẩm định các chương trình, dự án về khai quật, chỉnh lý, nghiên cứu khảo cổ học và về qui hoạch bảo tồn, bảo tàng và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc; tư vấn giám định niên đại, nguồn gốc các loại hình di vật khảo cổ học lịch sử.
Xem thêm
Giới thiệu

Viện nghiên cứu
Kinh Thành

Từ thực tiễn trong tổ chức khai quật, nghiên cứu khảo cổ học khu di tích Hoàng thành Thăng Long sau gần 10 năm thực hiện (2002-2011), đặc biệt trước yêu cầu cấp thiết của ngành khảo cổ đô thị ở Việt Nam trong bối cảnh phát triển chung của ngành khoa học xã hội Việt Nam, ngày 28 tháng 4 năm 2011, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã chính thức thành lập Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành trên cơ sở nền tảng Ban Chủ nhiệm Dự án Hoàng thành Thăng Long.
Viện Nghiên cứu Kinh thành tiền thân là Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành, là tổ chức nghiên cứu khoa học trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; có chức năng nghiên cứu cơ bản, chuyên sâu về kinh thành cổ Việt Nam; cung cấp luận cứ khoa học cho chiến lược qui hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc Việt Nam; tham gia đào đạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực nghiên cứu kinh thành và bảo tàng, bảo tồn di sản kinh thành cổ Việt Nam.
Giới thiệu

Thư viện

Thư viện của Viện Nghiên cứu Kinh thành tiếp nhận và xử lý lập hồ sơ tư liệu ảnh, bản vẽ; Lưu giữ, bảo quản tài liệu khoa học và các loại hồ sơ tư liệu khác liên quan; Lưu chiểu các tài liệu, các công trình nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu, tài liệu hội nghị, hội thảo do Viện công bố; luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ của cán bộ Viện, của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước; Xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động của Viện và tổ chức biên dịch các tài liệu tiếng nước ngoài.

 

Xem tất cả
Hiện vật Cố đô Hoa Lư - Ninh Bình P2
Hiện vật Cố đô Hoa Lư - Ninh Bình
PHÒNG TRUYỀN THỐNG BAN TỔ CHỨC TRUNG ƯƠNG
Đại hội Chi bộ Viện Nghiên cứu Kinh thành lần thứ II, Nhiệm kỳ 2020 - 2025.
SÁCH NGHIÊN CỨU
Tọa đàm Khoa học Quốc tế 2013-2014
Hội thảo Khoa học Quốc tế tại Bình Định, năm 2017.
Lễ công bố thành lập Viện Nghiên cứu Kinh thành
Kỷ niệm 5 năm thành lập Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành
Khai quật Khảo cổ học di tích Pù Lườn Xe, Yên Bái, 2016.
Khai quật khảo cổ học di chỉ Gò Cây Me, Bình Định, 2017-2018.
Khai quật Khảo cổ học di tích Thành Cha, Bình Định, năm 2015.
Khai quật Khảo cổ học di chỉ Động Lỗ Ngồi, Nghệ An, năm 2015.
Khai quật khảo cổ học di chỉ đồ sành Trương Cửu, Bình Định, năm 2014.
Khai quật Khảo cổ học di tích  Hành Cung Lỗ Giang, Thái Bình, năm 2014 – 2015.
Khai quật Khảo cổ học do chỉ sản xuất đồ sành Quả Cảm, Bắc Ninh, năm 2014.
Hình ảnh Khai quật di chỉ gốm sứ Chu Đậu
Hình ảnh Dự án Chỉnh Lý